Faros “tử huyệt” của Trịnh Văn Quyết – ông chủ tập đoàn FLC

Tại buổi gặp gỡ nhà đầu tư do Tập đoàn FLC tổ chức tại FLC Sầm Sơn vào dịp cuối năm 2015, nhiều nhà đầu tư lo ngại cho “sức khỏe” của FLC vì tập đoàn này có tiềm năng nhưng mệnh giá của cổ phiếu chỉ quanh quẫn ở mức 7.000 đồng/cổ phiếu không người mua. Để lấy lại lòng tin từ NĐT ông Quyết hùng hồn tuyên bố: “Nếu 2016, cổ phiếu vẫn dưới mệnh giá, tôi sẽ huy động mọi nguồn lực của anh em bạn bè, thậm chí cầm cố tài sản cá nhân để mua cổ phiếu FLC”. Và may mắn vẫn không mỉm cười khi cổ phiếu của FLC “giảm dần đều” xuống tới 5.300 đồng/CP (chốt phiên ngày 01/09/2016).

Chủ tịch FLC Trịnh Văn Quyết hiện sở hữu 41,79% vốn điều lệ Faros và tập đoàn FLC đã “ưu ái” tạm ứng hàng nghìn tỷ cho Faros, đem uỷ thác vốn

Vị “cứu tinh” công ty CP Xây dựng FLC Faros của FLC

Từ trên đỉnh cao sự nghiệp ông Quyết sẽ không từ bỏ, bất chấp tất cả (kể cả lừa dối NĐT) để giải quyết số cổ phiếu “ế” và nâng giá trị trên sàn chứng khoán, lấy lại niềm tin của NĐT bằng thủ đoạn cực gian xảo “Sử dụng Faros như công cụ để tăng vốn ảo cho FLC”.

Tiền thân FLC Faros: Trước đó Faros là công ty CP Xây dựng và Đầu tư hạ tầng Vĩnh Hà thành lập 03/2011, kinh doanh khá “nhỏ lẻ” ở lĩnh vực cho thuê đồ thể thao, vui chơi giải trí, buôn bán đồ ăn…với vốn đầu tư ban đầu vỏn vẹn 1.5 tỷ đồng.

Thế nhưng vào năm 2014 được 03 cổ đông lớn của FLC góp vào 225 tỷ đồng cụ thể ông Nguyễn Văn Mạnh – em rể ông Quyết (46,36%), Trịnh Văn Đại – chú của ông Quyết (33,11%), Hoàng Thị Thu Hà (19,87%). Sang 05/2015 Công ty được đổi tên thành Công ty Cổ phần Xây dựng Faros, đây cũng là thời điểm tăng VĐL lên 1.125 tỷ đồng. Chỉ hai tháng sau (07/2015) VĐL tăng 3.037 tỷ đồng. Đến tháng 3/2016, Faros phát hành 430 CP ROS riêng lẻ, nâng vốn điều lệ lên tới 4.300 tỷ đồng, gấp 2.263 lần chỉ trong 2 năm – một kỷ lục có lẽ là không chỉ dừng ở phạm vi Việt Nam.

Quá trình tăng vốn điều lệ của Faros.

Tháng 08/2016 bản cáo bạch niêm yết của Foros cho biết, ông Trịnh Văn Quyết là cổ đông lớn nhất, sở hữu 179,7 triệu cổ phiếu, chiếm 41,79% VĐL. Công ty TNHH MTV FLC Land (công ty con của FLC) sở hữu 22,48 triệu cổ phần chiếm 5,23%. Cuối năm 2016 Công ty Cổ phần Tập đoàn FLC chính thức đổi tên công ty thành “Công ty Cổ phần Xây dựng FLC Faros” mệnh danh là “Ông vua tốc độ thi công lên sàn”, thi công hàng loạt dự án FLC.

Nguồn gốc dòng vốn đổ bộ vào Faros

Trải qua 5 năm và không quá 5 lần tăng vốn, Faros được các cổ đông FLC phù phép biến VĐL hiện tại của công ty Faros tăng lên 4.300 tỷ đồng (tương đương 430 triệu phiếu ROS, mệnh giá cổ phần là 10.000 đồng/cp) sau đó dòng vốn này được rút đi ngay, khiến người ta đặt ra nhiều nghi vấn. Liệu số cổ phần đầu tư vào Faros thực chất có tồn tại hay chỉ là những bút toán trên giấy tờ, sổ sách?

Quá trình tăng vốn điều lệ của Faros.

Từ báo cáo tài chính 2 quý đầu năm 2016 của Faros cho thấy:

– Khoản tiền và tương đương tiền của Faros tính đến 30/6 chỉ là 11,8 tỷ đồng, giảm mạnh so với đầu năm là 42,4 tỷ đồng. So với các công ty xây dựng có VĐL tương đương 4.300 tỷ đồng trên sàn như: Công ty Cổ phần Xây dựng Coteccons (CTD), Công ty cổ phần Xây dựng và Kinh doanh Địa ốc Hoà Bình (HBC) thì khoản tiền và tương đương tiền lần lượt là 1.360 tỷ đồng và 400 tỷ đồng, vậy thì 11,8 tỷ đồng là con số chả thấm vào đâu.

– Hơn nữa doanh thu bán hàng và cung cấp dịch vụ của Faros đạt 1.072 tỷ đồng, lợi nhuận gộp 103 tỷ đồng, doanh thu từ hoạt động tài chính 106,9 tỷ đồng, lợi nhuận sau thuế đạt 153,3 tỷ đồng. Doanh thu và lợi nhuận từ lĩnh vực hoạt động chính của Faros là rất nhỏ so với quy mô vốn 4.300 tỷ đồng.

– Đặc biệt, trong báo cáo tài chính đã được kiểm toán của Faros, Công ty TNHH kiểm toán ASC nhấn mạnh: “Tính đến ngày 30/6, tổng số tiền Faros uỷ thác đầu tư cho các cá nhân là 1.417 tỷ đồng, các tổ chức là 2.149 tỷ đồng”.

Công ty kiểm toán ASC nhấn mạnh việc chuyển tiền đến và đi liên tục trong quá trình tăng vốn điều lệ của Faros ngày 8/1/2016.

Cụ thể: năm 2014 Faros uỷ thác 750 tỷ đồng cho hai cá nhân Nguyễn Thị Hồng Dung 360 tỷ đồng (chị gái ông Nguyễn Văn Mạnh), Lê Thị Thơm 390 tỷ đồng. Sang năm 2015 Faros đẩy mạnh tăng quy mô uỷ thác với số tiền 1.233,8 tỷ đồng cho các cá nhân: Nguyễn Quang Trung 225 tỷ đồng, Trần Văn Toản – em rể ông Đại 400 tỷ đồng, Hồ Thị Hiền 370 tỷ đồng, bà Nguyễn Thị Hiên 137,9 tỷ đồng và bà Nguyễn Minh Điểm 100,9 tỷ đồng.

Ngoài những cá nhân trên, Faros còn “bơm” hơn 2 nghìn tỷ cho 7 công ty “sân sau” gồm: Damexco 286 tỷ đồng, Fujikaen Việt Nam 162 tỷ đồng (do bà Lê Thị Ngọc Diệp – vợ ông Quyết làm giám đốc), Newland Holdings Việt Nam 207.4 tỷ đồng, công ty Huy Hoàng 218 tỷ đồng (Trịnh Thị Thúy Nga – em gái ông Quyết làm giám đốc kiêm người đại diện pháp luật), FLC Travel 48 tỷ đồng (bà Đỗ Thị Giáp mẹ ông Quyết từng là cổ đông sáng lập), công ty Vân Long 92 tỷ đồng, Vietexco…

Như vậy số tiền mà Faros uỷ thác chiếm 83% VĐL, nhưng tiền lãi phải thu từ các hợp đồng uỷ thác này được hạch toán trên tài khoản Doanh thu tài chính với số tiền là 92,9 tỷ đồng”, thấp hơn cả gửi ngân hàng. Vậy mục đích của việc ủy thác này là gì, dòng tiền ấy sẽ chảy đi đâu?

Faros được biết đến với vai trò nhà thầu chính cho các dự án của FLC

– ASC cho biết thêm: “Như đã nêu tại thuyết minh số V.17.c, đợt tăng vốn điều lệ trong quý I.2016 do 3 cổ đông góp vốn với số tiền 462,5 tỷ đồng, tương ứng với mỗi lệnh chuyển tiền đến có một lệnh chuyển tiền đi liên tục 18 lần, các lệnh chuyển tiền đến và đi cho các bên nhận uỷ thác được thực hiện trong cùng ngày 8/1/2016”.

– Như vậy tiền vào Faros để tăng vốn khi việc chuyển tiền đến chỉ là thủ tục để phát hành thành công cổ phiếu nhưng sau đó tiền được chuyển đi ra khỏi công ty ngay lập tức với các mác ủy thác đầu tư tài chính. Với vốn 4.300 tỷ nhưng Faros đã ủy thác 3.566 tỷ đồng chỉ còn 734 tỷ đồng để dành cho ngành nghề chính, đây là một rủi ro lớn và tiềm tàng.

– Thuyết minh báo cáo tài chính 6 tháng đầu năm của Faros cũng cho thấy rằng một phần dòng tiền góp phần tăng VĐL đến từ Tập đoàn FLC. Trong mục Phải trả cho người bán, Tập đoàn FLC có giá trị ghi sổ là 803,98 tỷ đồng.

Những dự án của FLC đi đến đâu cũng thẳng tay cướp đất của dân đến nổi họ phải kéo nhau đến phản đối khi dự án đang thi công. Cảnh người dân biểu tình Dự án Quần thể resort, biệt thự nghỉ dưỡng và giải trí cao cấp ven biển FLC Quảng Bình

Lô cổ phiếu “ế” của FLC được giải quyết và tử huyệt của FLC lộ diện

Bất ngờ đến 18/08/2016, 156 triệu cổ phiếu FLC bị “ế” trị giá 1.560 tỷ đồng đã được bán cho 8 nhà đầu tư (có đến 4 người đã nhận vốn ủy thác từ Faros: Trần Văn Toản, Hồ Thị Hiền, Nguyễn Thị Hiên, Nguyễn Quang Trung), thậm chí công ty “họ hàng” của ông Quyết cũng tham gia, làm cho giá trị cổ phiếu FLC tăng mạnh.

Như vậy FLC đã “tăng vốn ảo” bằng cách đổ hàng ngàn tỷ đồng vào Faros rồi đem đi “ủy thác” cho các cá nhân (em rể, em ruột), tổ chức (công ty người nhà). Sau đó họ dùng tiền ủy thác của Faros mua lại cổ phiếu “ế” để giúp chính FLC tăng vốn điều lệ “ảo”. Đến một thời điểm đẹp theo tính toán của đại gia Quyết, các công ty “người nhà” rút lui khỏi thị trường. Mỗi vòng quay sẽ thu về số tiền khổng lồ cho vị đại gia trẻ tuổi này. Thực chất tất cả chỉ là thủ đoạn của vị luật sư chuyên lách luật Trịnh Văn Quyết.

Không chỉ người dân Quảng Bình, mà kể cả dân Thanh Hóa cũng kéo đến UBND tỉnh phản đối FLC Sầm Sơn

Khi 430 triệu cổ phiếu ROS của CTCP Xây dựng Faros niêm yết trên Sở giao dịch chứng khoán TP.HCM ngày 01/09/2016, với giá từ 16.000 đồng/CP lên mức đỉnh 177.000 đồng/CP, đã mang về cho ông Quyết 44.584 tỷ đồng, xếp thứ 1 trên bảng xếp hạng những người giàu nhất sàn chứng khoán Việt Nam bỏ xa “tỷ phú đô la” Phạm Nhật Vượng. Đến 02/03/2017 ROS đạt mức giá 151.100 đồng/CP. Faros chỉ là con cờ để hợp thức hóa dòng vốn ảo của FLC? Phải chăng cổ phiếu ROS là “lá bùa” giúp FLC “hồi sinh” trở lại?

Một luật sư được vinh danh là “gương sáng tư pháp” mà có những thủ đoạn kinh doanh phi đạo đức làm giàu bằng tiền ảo và đất chùa, liệu còn ai dám đổ vốn vào đầu tư cho tập đoàn này, nếu không muốn “tiền mất tật mang”. Hơn nữa hậu quả của việc dùng dòng vốn ảo này làm sai lệch giá trị doanh nghiệp, xa hơn là làm méo mó thị trường. Thiết nghĩ các cơ quan ban ngành cần vào cuộc xử lý ngay, nếu không muốn cả một nền kinh tế bị lệch lạc.

Nguồn: Facebook Minh Tâm


Bình luận